Để quá trình nuôi gà chọi thuận lợi và suôn sẻ nhất, việc trang bị kiến thức về cách phòng tránh và chữa trị các bệnh thường gặp ở gà chọi là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng daga tìm hiểu kỹ hơn về những căn bệnh phổ biến, dễ mắc phải để quá trình nuôi chiến kê trở nên “dễ thở” nhé!
Các bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh Newcastle
Những sư kê nuôi gà kỳ cựu chắc chắn không ai là không biết đến Newcastle. Tuy nhiên những anh mới mới bắt đầu hành trình nuôi dưỡng chiến kê chắc chắn vẫn còn xa lại. Nếu chưa hiểu rõ về Newcastle, bạn hãy tham khảo một số thông tin quan trọng về căn bệnh thường gặp ở gà chọi dưới đây nhé!
Triệu chứng bệnh
Là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi nhưng Newcastle lại rất nguy hiểm với các triệu chứng chia làm 3 thể như sau:
- Thể quá cấp tính: Đặc điểm ở thể này chính là tốc độ phát triển cực nhanh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì chỉ trong 25 – 48 giờ gà có thể chết. Triệu chứng thường gặp ở thể này không rõ ràng và khá khó phát hiện như bỏ bữa, xù lông, ủ rũ, sốt, thở khó,… Thậm chí nhiều người còn lầm tưởng sang các bệnh khác.
- Thể cấp tính: Triệu chứng khi gà ở thể này chính là ủ rũ, ít ăn thậm chí bỏ bữa, háo nước, lông xù, hay nằm yên một vị trí, da tím tái, thuỷ thũng mồng, xuất huyết, yếm gà, xuất hiện dịch đờm chảy từ mỏ và mũ, khó thở,…
- Thể mãn tính: Triệu chứng thường gặp là ngoẹo đầu sang một bên, mỏ và đầu gục xuống, chân bị liệt, mất thăng bằng, hô hấp khó,… nghiêm trọng hơn là chết bất thường bất cứ lúc nào.
Điều trị bệnh
Hiện nay Newcastle là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi chưa có thuốc đặc trị. Do đó sư kê nên tiêm phòng đầy đủ để phòng Newcastle. Đồng thời bạn nên ghi nhớ thêm một số phương pháp phòng ngừa hiệu quả sau đây:
- Cách ly gà nhiễm bệnh để tránh sự lây lan, ảnh hưởng đến những con khoẻ mạnh khác trong chuồng.
- Bổ sung đầy đủ chất điện giải và vitamin C cho chiến kê.
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên để phòng tránh và hạn chế sự lây lan của bệnh Newcastle.
Bệnh Gumboro
Ngoài Newcastle, Gumboro cũng là một các bệnh thường gặp ở gà chọi. Đặc biệt nếu như không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, khả năng đàn gà bị lây nhiễm và khó kiểm soát dịch bệnh là rất cao. Vì thế bạn cần biết các triệu chứng và phương hướng điều trị Gumboro qua những chia sẻ dưới đây:
Triệu chứng của bệnh
Một sự thật bạn nên biết từ 2 – 3 ngày là khoảng thời gian trung bình ủ bệnh của Gumboro. Điều này chứng tỏ thời gian ủ bệnh không dài. Mặt khác bạn hoàn toàn có thể nhận biết gà mắc bệnh sớm với các dấu hiệu như hay mổ vào hậu môn của con khác, mắt lờ đờ, lông xù, chân run rẩy khi đi.
Ngoài ra biếng ăn, sụt ký, phân màu trắng loãng,… cũng là triệu chứng rất hay gặp ở bệnh này.
Cách điều trị
Dù thuộc các bệnh thường gặp ở gà chọi nhưng nếu như không điều trị sớm, hệ miễn dịch sẽ suy giảm một cách nghiêm trọng. Điều này nhắc nhở bạn khi nuôi cần tuân thủ việc tiêm phòng vacxin phòng ngừa cho gà. Bên cạnh đó khi gà mắc bệnh này, bạn cũng không được cho chúng sử dụng thuốc khác sinh mà nên:
- Bổ sung nước, vitamin C và chất điện giải cho gà.
- Tăng cường hệ miễn dịch và giải độc gan cho gà bằng cách cho chúng sử dụng men tiêu hoá.
Bệnh đậu gà
Một căn bệnh mà sư kê cũng nên biết trong quá trình nuôi gà chính là đậu gà. Nó nằm trong các bệnh thường gặp ở gà chọi nguy hiểm nếu như không chữa trị sớm và do một loại vi khuẩn ký sinh gây ra.
Triệu chứng
Hiện tại có 3 thể thường gặp của đậu gà, cụ thể như sau:
- Thể quá cấp tính: Thông thường tình trạng này chỉ xuất hiện ở các khu vực chăn nuôi chưa từng xuất hiện dịch bệnh đậu gà. Triệu chứng thường gặp là há mỏ, thở khó, phát ra tiếng khò khè khi thở, mào chuyển sang màu tím ngắt, niêm mạc xuất hiện nhiều đốm đỏ. Đặc biệt nếu không phát hiện và chữa trị sớm thì gà sẽ chết.
- Thể cấp tính: Triệu chứng thường gặp ở trường hợp này có thể là 1 hoặc cả 3 biểu hiện sau đây: Xuất hiện mụn đậu, màng già có ở yết hầu, mũi bị viêm màng.
- Thể mãn tính: Triệu chứng phổ biến nhất ở trường hợp này chính là gà bị sổ mũi mãi không khỏi, mảng giả xuất hiện tuy nhiên không nhiều, cơ thể gầy gò, suy yếu và có dấu hiệu đang chết dần.
Cách điều trị
Giống như các bệnh thường gặp ở gà chọi ở trên, nếu như sư kê không phát hiện và chữa trị đậu gà sớm thì khả năng cao chúng sẽ chết. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả khi chiến kê của bạn mắc bệnh này.:
- Loại bỏ mụn đậu xuất hiện trên cơ thể gà > Vệ sinh sạch những vùng da đó bằng nước muối loãng
- Bôi lên vị trí mụn đậu dung dịch Lugol 1% hoặc 1% Xanhmetylen mỗi ngày. Chỉ sau vài ngày, mụn đậu sẽ khô và tự khắc bong ra mà không cần phải cậy.
- Bôi Glycerin10%, CuSO4 5% để sát trùng vết thương bị mụn đậu sau khi đã làm sạch da của gà.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho gà, đặc biệt là nhóm Vitamin A.
- Cũng như các bệnh thường gặp ở gà chọi khác, để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh khi bệnh tình trở nặng, bạn nên sử dụng thêm thuốc kháng sinh cho chúng.
- Tiêu diệt vi khuẩn gây hại bằng cách đốt chất thải gà, chất độn ổ đẻ hoặc độn chuồng.
- Phun thuốc sát trùng thường xuyên khi chiến kê bị đậu gà.
- Những con chưa mắc bệnh nên tiêm vacxin phòng bệnh.
Cúm gia cầm
Căn bệnh cuối cùng trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà bài viết muốn giới thiệu tới bạn chính là cúm gia cầm. Đặc biệt gà chọi là giống dễ mắc nhất. Vì thế sư kê nên lưu ý những triệu chứng và cách chữa trị cúm gia cầm dưới đây:
Triệu chứng
Những biểu hiện thường gặp ở chiến kê khi mắc bệnh cúm gia cầm chính là:
Sốt cao, nước mắt chảy ra thường xuyên.
- Gà đứng yên một chỗ, đầu sưng phù, lông xù.
- Da dẻ tím tái, xuất huyết xuất hiện ở chân. Gà hay bị chảy nước dãi, yếm và màu tím tái bất thường.
- Gà biếng ăn, sụt ký, sản lượng trứng sụt giảm, xuất hiện tình trạng co giật ở một số con.
Cách điều trị
Cũng như các bệnh thường gặp ở gà chọi phía trên, khi phát hiện chiến kê mắc cúm gia cầm, bạn cần phải làm ngay những việc sau:
- Giết sạch những con bị bệnh. Sau đó chôn hoặc đốt xác gà đồng thời dọn sạch sẽ chất độn chuồng và phân để ngăn cản sự lây lan trên diện rộng.
- Không nên sử dụng thịt hoặc trứng của những con mắc cúm gia cầm.
- Khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép, tuyệt đối không nuôi thuỷ cầm, gia cầm trở lại sau khi dịch đã xảy ra.
- Phòng dịch bằng cách trang bị áo, quần, ủng, khẩu trang, găng tay,…
- Sát trùng bằng Povidine iod ở những nơi mà gà bị nhiễm bệnh đã tiếp xúc bao gồm chuồng trại, phương tiện vận chuyển gia cầm, nơi chôn gia cầm,…
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ ở những nơi chưa có dịch cúm gia cầm.
- Sát trùng cho chuồng trại thường xuyên, cụ thể là 3 ngày 1 lần.
Lời Kết
Những chia sẻ vừa rồi cũng đã kết lại hành trình khám phá các bệnh thường gặp ở gà chọi. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà của mình. Chúc bạn sẽ có những chiến kê luôn khoẻ mạnh, bách chiến bách thắng.